NEWS SAIGON - Trang tin Bất động sản

Gói 30 nghìn tỷ: Khách hàng bị làm khó

Những tưởng sau khi nới điều kiện cho vay và thêm nhiều ngân hàng tham gia giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, khách hàng có thu nhập thấp ổn định sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận gói tín dụng ưu đãi vay mua nhà để ở này, song thực tế không như kỳ vọng
Đến thời điểm hiện tại, dư nợ gói tín dụng trên chỉ ở mức khiêm tốn. Bên cạnh nguyên nhân là không ít ngân hàng chưa mặn mà cho cá nhân vay, vì lo ngại rủi ro nợ xấu, còn tồn tại hiện tượng nhiều khách hàng bị “bắt chẹt” khi vay nên khó tiếp cận vốn.  Sau hơn 1 năm kể từ khi triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, với sự tham gia giải ngân của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV và trước đó còn có MHB khi chưa sáp nhập vào BIDV), dư nợ tín dụng tăng khá chậm. Trước thực trạng này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép bổ sung thêm 14 ngân hàng thương mại cổ phần khác được tham giải ngân gói tín dụng trên, bao gồm: BaoVietBank, PVComBank, Eximbank, SCB, TPBank, SHB, NamABank, SeABank, VPBank, OCB, ACB, VIB, VietBank và LienVietPostBank. Thế nhưng, tiến độ giải ngân của gói 30.000 tỷ đồng này vẫn không mấy cải thiện so với trước đây. Theo phản ánh của một số khách hàng vay vốn, khi khách hàng hỏi vay từ gói 30.000 tỷ đồng để xây mới, sửa nhà, nhiều ngân hàng lắc đầu, vì lo ngại nợ xấu. Đồng thời, các nhân viên ngân hàng cũng khéo léo “lái” khách hàng sang vay các gói tín dụng thương mại ưu đãi không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Một số ngân hàng tham gia giải ngân gói 30.000 tỷ đồng cho khách hàng vay ở một hạn mức khá thấp, nhưng điều kiện đưa ra là người vay phải mở một tài khoản tiết kiệm mới tại ngân hàng và gửi vào một khoảng tiền tương đương. Anh Nguyễn Văn H (TP. HCM) là một trường hợp điển hình. Anh H cho biết, thu nhập của 2 vợ chồng anh vào khoảng 10 triệu đồng/người.
Với mong muốn mua nhà để ở, vợ chồng anh H đã tham khảo những dự án chung cư có mức giá phù hợp và quan trọng nhất là được vay vốn gói 30.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi 5%/năm. Cuối cùng, vợ chồng anh H đã chọn mua căn hộ 55m2, với giá khoảng 950 triệu đồng, thuộc Dự án Flora Anh Đào (Quận 9, TP. HCM) của Công ty Nam Long kết hợp với nhà đầu tư Nhật Bản triển khai. Flora Anh Đào hiện được một số các ngân hàng liên kết tài trợ vốn, sẵn sàng cho khách hàng vay tiền mua căn hộ thuộc dự án này. Trong đó, có Vietcombank và TPBank theo chương trình giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thu nhập của vợ chồng anh H vượt quá 9 triệu đồng/tháng, không nằm trong đối tượng thu nhập thấp theo quy định vay gói 30.000 tỷ đồng, nên không được Vietcombank hỗ trợ cho vay. Vì vậy, anh H đã tìm đến TPBank để nhờ được hỗ trợ tài chính từ gói vốn ưu đãi lãi suất nói trên. Theo đó, vợ chồng anh H được TPBank tài trợ khoản vốn gần 400 triệu đồng, trong thời hạn từ 10 - 15 năm. Tuy nhiên, điều kiện TPBank đưa ra để được giải ngân khoản vốn trên là ngoài khoản tiền đã đóng cho chủ đầu tư trong 2 đợt đầu, trị giá hơn 200 triệu đồng, vợ chồng anh H phải có khoản tiền gửi tiết kiệm được mở tại TPBank trị giá 250 triệu đồng, với mức lãi suất theo bảng lãi suất mà Ngân hàng đang áp dụng. Khi được hỏi, phía nhân viên TPBank cho biết, sở dĩ Ngân hàng buộc phải có khoản tiền gửi tiết kiệm nói trên là nhằm đảm bảo khách hàng có khả năng hoàn thành được việc góp vốn mua căn hộ, như vậy, TPBank mới cho vay phần vốn thiếu còn lại, vào khoảng 400 triệu đồng. Điều đáng chú ý là lãi suất 5%/năm theo gói 30.000 tỷ đồng chỉ được TP.Bank áp dụng trong khoảng thời gian giải ngân cho vợ chồng anh H, từ giữa tháng 8/2015 đến hết năm 2015. Lãi suất áp dụng cho thời hạn vay sau thời gian quy định sẽ được TPBank tự động điều chỉnh phù hợp với lãi suất do NHNN công bố hàng năm, không vượt quá 6%/năm.
 Trong khi đó, trả lời PV, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN TP. HCM cho biết, đối với gói vốn 30.000 tỷ đồng giải ngân cho khách hàng cá nhân có thu nhập thấp mua nhà, mức lãi suất 5%/năm được áp dụng từ năm 2015 và các năm sau có thể thay đổi, nhưng tối đa không quá 5%/năm. Không chỉ đối mặt với vấn đề điều kiện cho vay hay lãi suất, nhiều khách hàng muốn tiếp cận gói vốn ưu đãi nói trên còn chịu nhiều khó khăn. Thực tế, khách hàng cá nhân khó tiếp cận được gói vốn ưu đãi mua nhà, bởi ngân hàng luôn thẩm định chặt chẽ khả năng trả nợ, trong khi các đối tượng khách hàng thu nhập thấp không dễ để chứng minh khả năng trả nợ, cho dù thu nhập ổn định. Mặt khác, để chứng minh được thực trạng có nhà ở hay không của khách hàng cũng là một trong những điều nan giải, khi ủy ban phường, xã không mấy mặn mà. Các lý do trên đã phần nào lý giải cho việc tiến độ giải ngân khá chậm. Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, đến hết tháng 5/2015, khoảng 50% gói 30.000 tỷ đồng (tương đương 14.161 tỷ đồng) đã được cam kết cho vay. Song thực tế, tổng số tiền đã giải ngân chỉ là 7.621 tỷ đồng (đạt 25,4%), trong đó, có 17.624 hộ gia đình, cá nhân được vay số tiền 5.520 tỷ đồng, số còn lại là vốn để cấp cho 33 dự án. Ông Nguyễn Hoàng Minh cũng cho hay, đến hết tháng 5/2015, dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM đối với gói vốn 30.000 tỷ đồng là 1.800 tỷ đồng. Tổng số vốn cam kết giải ngân là 3.100 tỷ đồng. Trong khi đó, có 4.100 hồ sơ khách hàng cá nhân tham gia vay gói vốn trên. Trong tổng dư nợ 1.800 tỷ đồng nêu trên, có 3 khách hàng doanh nghiệp được vay với số dư nợ ngân hàng giải ngân chiếm trên 800 tỷ đồng.
 Cơ quan quản lý thừa nhận, kết quả giải ngân chưa đạt được như kỳ vọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, số lượng dự án nhà ở thương mại (giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 hoặc dưới 1,05 tỷ đồng mỗi căn hộ) còn ít tại các địa phương trọng điểm, kể cả ở Hà Nội và TP. HCM. Trong khi đó, hiện tượng một số doanh nghiệp lợi dụng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để trục lợi, còn đối tượng chính của gói hỗ trợ là người thu nhập thấp lại gặp khó khăn khi tiếp cận gói vay này cho thấy, cơ quan quản lý chưa có giải pháp ngăn chặn doanh nghiệp trục lợi, khiến người dân phải chịu thiệt hại. Hiện tại, NHNN đã chỉ đạo rà soát kỹ quy trình cho vay, việc giải ngân vốn vay nhằm đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định và sẽ phối hợp với các địa phương kiểm tra các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, nhằm xử lý nghiêm các vi phạm nếu có. 
newssaigon.net (Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán)

http://www.newssaigon.net/2015/08/goi-30-nghin-ty-khach-hang-bi-lam-kho.html
 

Luật nhà ở sửa đổi tạo làn gió mới cho thị trường Bất động sản

Trong mấy tháng đầu năm nay, hàng loạt các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đã đầu tư vào thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam. Điều đó cho thấy niềm tin của các DN ngoại đang tăng lên. Nguồn vốn FDI trong lĩnh vực địa ốc trong 7 tháng đầu năm lên đến gần 1,7 tỷ USD, chiếm 20% nguồn vốn FDI,  hứa hẹn một viễn cảnh tươi sáng cho thị trường BĐS Việt Nam.
Mới đây, ngày 1/7/2015 Luật Nhà ở (sửa đổi) với những thay đổi tích cực có hiệu lực cho phép người nước ngoài có quyền sở hữu BĐS đa dạng cho nhiều mục đích khác nhau. Điều này áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức nước ngoài như quỹ đầu tư, ngân hàng và công ty. Các tổ chức nước ngoài được mua lại văn phòng, cơ sở sản xuất và các tài sản khác phục vụ mục đích kinh doanh. Các dự án BĐS chưa hoàn thiện cũng được phép chuyển nhượng cho nhà đầu tư để tiếp tục phát triển. Đây là động lực phát triển cho lĩnh vực nhà ở.
Theo nhận định của các chuyên gia BĐS thì thị trường BĐS Việt Nam đang thu hút tốt lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đầu năm đến nay, những nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ cũng đang tập trung vốn đầu tư xây dựng hạ tầng. Còn các nhà đầu tư của Singapore và một số nước ASEAN khác hiện đang tập trung vào lĩnh vực bất động sản nội địa.
Việc các DN nước ngoài đầu tư mạnh vào thị trường BĐS trong nước sẽ tạo nên một làn gió mới cho thị trường, giúp thị trường sôi động và đa dạng hơn. Cùng với những thay đổi về chính sách thu hút đầu tư, sự phục hồi của nền kinh tế, chi phí BĐS tương đối thấp và lợi nhuận cho thuê cao, làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ còn mạnh hơn trong thời gian tới.
Nhận biết được mức độ đô thị hóa của Việt Nam ngày càng tăng nhanh và tầng lớp trung lưu ngày một nhiều, các DN đã tiến hành thu mua toàn bộ các tài sản thương mại và phức hợp ở các thành phố lớn, đồng thời tiến hành các hoạt động thương mại, bán lẻ.
Giới đầu tư quốc tế cũng nhìn nhận rằng, nền kinh tế chung của Việt Nam đang có sự phát triển khá nhanh và ổn định trong ít nhất là vài ba năm tới, vì thế lĩnh vực kinh doanh BĐS ở Việt Nam sẽ phát triển, nhất là ở những thành phố lớn và ở các vùng kinh tế đã và đang có sự phát triển. Với sự trợ giúp của nguồn vốn ngoại, nhiều DN có cơ hội giảm hàng tồn kho và thị trường BĐS sẽ tăng mạnh giao dịch. Đặc biệt, những DN BĐS có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ thu hút nhiều khối ngoại hơn vì họ có thông tin minh bạch.
Rõ ràng những quy định mới đã và đang có tác động tốt tới, như một làn gió mới thúc đẩy sự phát triển thị trường BĐS Việt Nam.
Q.My
Nguồn tin từ Congluan.vn 

Nhà ở Xã hội và gói 30 nghìn tỷ nguy cơ chết yểu

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, việc chậm giải ngân gói 30.000 tỷ đồng một phần là do không có nhiều dự án nhà ở xã hội. Trong số đó có những dự án tuy có vị trí đẹp, thậm chí đã khởi công rầm rộ, nhưng đến nay vẫn bỏ hoang. Nếu không được triển khai trước khi gói 30.000 tỷ khóa sổ, những dự án này có thể chết yểu.
“Đắp chiếu” vì vướng mặt bằng
Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) Rice City Sông Hồng (Long Biên, Hà Nội) do Cty CP BIC Việt Nam làm chủ đầu tư nằm cách bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) chưa đầy 3km, bao gồm 3 khối nhà cao 21 tầng. Rice City Sông Hồng được khởi công vào ngày 10/1/2014, với tổng số 500 căn hộ, dự kiến mức giá khoảng 12 triệu đồng/m2. Dự án NƠXH này khi đó được không ít cặp gia đình trẻ và cán bộ công chức háo hức đón chờ. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm triển khai, dự án hiện đang “án binh bất động”.
Sáng 28/7, trực tiếp có mặt tại công trường, phóng viên Tiền Phong ghi nhận, dự án được rào chắn cẩn thận bằng cửa sắt và tôn xung quanh. Nhìn qua khe cửa, những căn hộ NƠXH vẫn chỉ là bãi đất hoang với ngổn ngang bê tông, cát, đá... Tuyệt nhiên không có một bóng người trên công trường.
Ông Lục Minh Hoàn, Phó Tổng giám đốc Cty CP BIC Việt Nam cho biết: “Dự án vướng giải phóng mặt bằng nên chưa thể triển khai. Chúng tôi nhiều lần gửi công văn lên quận để giải quyết nhưng do dự án vướng vào phần mộ của gia đình dân cư xung quanh nên không biết bao giờ mới giải phóng xong”.
Khi phóng viên hỏi: “Nếu không giải phóng  mặt bằng có e ngại dự án có thể bị thu hồi?”, ông Hoàn khẳng định: “Đây không phải là lỗi của chúng tôi. Việc giải phóng do quận Long Biên chịu trách nhiệm”. Trong khi đó, ông Đàm Văn Huân, Chánh văn phòng quận Long Biên khi đề cập đến chỉ chung chung: “Sẽ kiểm tra lại dự án”. 
Câu chuyện không triển khai dự án NƠXH của Rice City Sông Hồng chỉ là một ví dụ. Hiện, nhiều dự án nhà ở thương mại xin chuyển sang NƠXH cũng trong tình trạng “giậm chân”. Báo cáo mới đây nhất của Sở Xây dựng Hà Nội, thống kê: hiện có 24 dự án đăng ký chuyển đổi NƠXH, tương đương với hơn 15.400 căn hộ, tuy nhiên, rất nhiều trường hợp chưa triển khai được.
Đơn cử: dự án nhà ở thương mại tại ô đất N01, Khu đô thị Hạ Đình của Cty CP Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội Haweico không thể triển khai dù nhiều lần xin gia hạn đầu tư; hàng loạt những dự án NƠXH được chấp thuận về chủ trương nhưng không có dấu hiệu triển khai: dự án AZ Thăng Long, Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội do Cty TNHH Bánh kẹo Thăng Long làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp ở 352 Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội do Cty CP Bách Hoá làm chủ đầu tư.
Doanh nghiệp đòi gói mới
Gói 30.000 tỷ có thời hạn giải ngân “khoá sổ” vào ngày 1/6/2016. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến đầu tháng 7, gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng mới được giải ngân khoảng 30% dành cho người thu nhập thấp. Trong số 10.000 tỷ đồng được giải ngân thì riêng số tiền để cho vay mua nhà ở thương mại chiếm tới hơn 5.000 tỷ đồng.
E ngại gói vay 30.000 tỷ sắp đến ngày đóng cửa mà doanh nghiệp không có cơ hội được tiếp cận do sự chậm trễ trong các khâu như giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp phép đầu tư, nhiều doanh nghiệp xây dựng NƠXH đã bắt đầu tính đến việc mong muốn có một gói hỗ trợ mới. Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Cty La Thành (đơn vị đang xin xây dựng NƠXH cho công nhân) chia sẻ, nên chăng, Chính phủ, bộ ngành tính đến việc xây dựng cho thị trường một gói tín dụng mới với chính sách mở rộng hơn, hỗ trợ người dân mua nhà để ở và chỉ quy định giá và diện tích căn hộ.
Ông Nguyễn Quý Hưng, Tổng giám đốc Cty CP Phát triển Nhà xã hội (HUDVN), nhìn nhận, việc dừng gói 30.000 tỷ đồng là điều dễ hiểu, bởi đây là một chính sách mang tính chất phục vụ an sinh xã hội nhiều hơn. “Chúng tôi làm NƠXH hiểu rằng nhu cầu mua nhà của những người có thu nhập trung bình hiện cao nhất cả nước. Chính phủ cũng nắm rõ điều này và tôi tin rằng sẽ có những gói hỗ trợ khác hiệu quả hơn”, ông Hưng nói.
Chỉ gần 1 năm nữa, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho vay mua nhà kết thúc trong khi đó, nhiều dự án NƠXH có nguy cơ không kịp vay vì đang trong tình trạng “đắp chiếu” dài hạn. Không biết khi mọi việc dở dang thì thị trường sẽ xoay xở thế nào?  
Nguồn từ "CafeLand.vn"

Hệ số K làm "chao đảo" giới đầu tư bất động sản Hồ Chí Minh

Hệ số K được dùng để tính tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức khi người dân làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp thức hóa nhà đất. Theo đó, tiền sử dụng đất đối với phần đất vượt mức được tính theo công thức: hệ số K nhân với giá đất được quy định trong bảng giá đất ở khu vực thửa đất, nhà người dân đang làm thủ tục chuyển đổi, hợp thức hóa nhà đất.
Ngày 17-7-2015, UBND TP.HCM cho biết đã ban hành Quyết định quy định về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2015. Theo đó, hệ số K được áp dụng tùy theo từng nhóm đối tượng và tùy theo từng khu vực địa bàn quận, huyện và các yếu tố làm tăng, giảm giá đất. 
Cụ thể đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (SDĐ) ở, cho phép chuyển mục đích SDĐ từ đất không phải đất ở sang đất ở đối với diện tích đất ở vượt hạn mức thì hệ số K là 1 lần giá đất do UBNDTP quy định và công bố.
Đối với trường hợp xác định đơn giá thuê đất hằng năm cho chu kỳ ổn định đầu tiên; xác định đơn giá thuê đất hằng năm khi điều chỉnh lại đơn giá thuê đất cho chu kỳ ổn định tiếp theo; xác định giá khởi điểm trong đấu giá quyền SDĐ để cho thuê theo hình thức thuê đất trả tiền thuê hằng năm; xác định đơn giá thuê đất khi nhận chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê theo quy định tại luật Đất đai, hệ số K được áp dụng tùy theo mục đích SDĐ và theo từng khu vực. Hệ số K cao nhất là 2 lần đối với khu vực 1 gồm quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Tân Bình và Phú Nhuận trong mục đích SDĐ thuê làm kinh doanh dịch vụ, thương mại; tài chính; nhà hàng; khách sạn; nhà ở cho thuê; văn phòng làm việc và cho thuê.
Đối với trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ không thông qua hình thức đấu giá quyền SDĐ, công nhận quyền SDĐ, cho phép chuyển mục đích SDĐ; hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền SDĐ; xác định đơn giá thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê không thông qua hình thức đấu giá; xác định đơn giá thuê đất khi chuyển từ thuê đất trả tiền hằng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê theo quy định tại luật Đất đai; xác định đơn giá thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: hệ số K được áp dụng tùy theo khu vực. Khu vực 1, hệ số K vẫn cao nhất là 2.
Như vậy, so với dự thảo Quyết định quy định về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2015 được UBND TPHCM trình lên HĐND TPHCM thông qua hồi cuối tháng 5-2015, hệ số k tại Quyết định chính thức trên cơ bản được giữ nguyên.

XEM CHI TIẾT QUYẾT ĐỊNH TẠI: hochiminhcity.gov.vn

Quy hoạch chi tiết KDC phường Thạnh Lộc quận 12

Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 KDC phường Thạnh Lộc (khu 2), quận 12
GIỚI THIỆU CHUNG
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu dân cư phường Thạnh Lộc (khu 2), quận 12 được Ủy ban nhân dân quận 12phê duyệt theo quyết định số 732/QĐ-UBND-ĐT ngày 31.12.2008.  
Xác định cơ cấu phân khu chức năng, quỹ đất dành cho đầu tư xây dựng khu dân cư, các công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch chung, theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của quận 12 và khống chế các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng cụ thể. Đồng thời làm cơ sở pháp lý phục vụ công tác quản lý đô thị và thực hiện kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, tăng hiệu quả sử dụng đất, thu hút đầu tư trong khu vực và trên địa bàn quận 12... 
VỊ TRÍ
- Vị trí và giới hạn phạm vi quy hoạch: 
+ Phía Đông: giới hạn bởi  sông  Sài Gòn, rạch Láng Le 
+ Phía Tây: giới hạn bởi rạch Tám Du và đường Hà Huy Giáp 
+ Phía Nam: giới hạn bởi Quốc lộ 1A 
+ Phía Bắc: giới hạn bởi rạch Ông Đụng 
QUY MÔ 
Khu quy hoạch có diện tích 399ha. Cơ cấu sử dụng đất được chia thành đất ở, đất công trình công cộng, đất công viên cây xanh-TDTT, đất giao thông… thể hiện qua bảng cân bằng đất đai dưới đây: 
BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI
STT
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ
A
Đất dân dụng
330,53
1.
Đất ở
196,66
49,28
2.
Đất công trình công cộng
26,47
6,63
3.
Đất cây xanh - TDTT
32,28
8,1
4.
Đất giao thông đối nội
75,12
18,83
B
Đất ngoài dân dụng
68,47
1.
+ Đất cây xanh cách ly
8,82
2,21
2.
+ Đất sông rạch
42,69
10,7
3.
+ Đất giao thông đối ngoại
16,26
4,07
4.
+ Đất Tôn giáo
0,7
0,18

CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH KIẾN TRÚC

STT
Loại chỉ tiêu
Đơn vị tính
Chỉ tiêu QHKT
1
Dân số dự kiến
người
18.000
2
Mật độ xây dựng
%
30 - 40
3
Tầng cao
Thấp nhất
Tầng
1
Cao nhất
Tầng
15
4
Chỉ tiêu sử dụng đất dân dụng
m2/ng
183,63
+ Đất xây dựng nhà ở
m2/ng
109,25
+ Đất CTCC:
trong đó Hạ tầng xã hội: giáo dục, y tế
m2/ng
14,7
9,92
+ Đất cây xanh - TDTT
m2/ng
17,93
+ Đất giao thông
m2/ng
41,73 (không tính GT đối ngoại)
BỐ CỤC CHỨC NĂNG
a.  Khu ở:  

Các khu nhà ở hiện hữu, dự kiến cải tạo mở rộng các tuyến đường và tiến hành song song với việc nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Các khu đất trống chưa có hạ tầng kỹ thuật, sẽ cho lập dự án đầu tư xây dựng khu dân cư mới, nâng tầng cao (nếu đủ điều kiện) theo đúng tiêu chuẩn của một khu ở hiện đại, đồng bộ về hạ tầng đô thị, có các bãi đậu xe, các vườn hoa cây xanh.  

b. Công trình công cộng:  
Đất công trình công cộng cấp thành phố: 2,8ha là trường cao đẳng điện lực Thành Phố, có mật độ xây dựng 35%, cao 3 tầng, hệ số sử dụng đất ≤ 1,5 lần. 
Đất công trình công cộng cấp khu vực bao gồm: 
- Đất giáo dục:  phân bố đều trên toàn khu vực để đảm bảo nhu cầu phục vụ tối thiểu cho khu ở. 
+ Trường mầm non, tiểu học: diện tích khoảng 3,9ha (4 cơ sở), có mật độ xây dựng tối đa 35%, cao tối đa 3 tầng (tầng thứ 3 không bố trí lớp học). Hệ số sử dụng đất ≤ 1,5 lần. 
+ Trường trung học: diện tích khoảng 4,02ha (3 cơ sở), có mật độ xây dựng tối đa 35%, cao tối đa 3 tầng. Hệ số sử dụng đất ≤ 1,5 lần 
-  Đất  thương mại dịch vụ: diện tích khoảng 7,4ha. Mật độ xây dựng tối đa 40% cao tối đa 15 tầng. Hệ số sử dụng đất ≤ 4,0 lần 
- Đất y tế: Trong quá trình cải tạo chỉnh trang đô thị, cần xây dựng trạm y tế xen cài trong khu dân cư với diện tích 500m2/trạm. Mật độ xây dựng tối đa 35%, cao 5 tầng. Hệ số sử dụng đất ≤ 2 lần 
- Đất hành chính: diện tích khoảng 1,2ha, có mật độ xây dựng tối đa 35%, cao 3 tầng. Hệ số sử dụng đất ≤ 1,5 lần 
- Các công trình hạ tầng xã hội khác; Diện tích khoảng 7,15 ha có mật độ xây dựng 35%, cao 5 tầng, hệ số sử dụng đất ≤ 2 lần. 
c. Khu công viên cây xanh: 
Trong khu quy hoạch có 32,28ha đất dành phát triển cây xanh, gồm: 
+ Các công viên – TDTT tập trung cho toàn khu quy hoạch. 
+ Trong khu dân cư sẽ tổ chức các vườn hoa nghỉ ngơi và trồng cây xanh dọc các trục đường. 
+ Dọc các sông, rạch hình thành những mảng xanh nhằm bảo vệ bờ rạch. 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
- Tại các khu dân cư được xác định là hiện hữu chỉnh trang thực hiện theo các qui định quản lý kiến trúc của cấp thẩm quyền; các khu nhà ở thuộc dạng cư xá, các nhóm, khu nhà ở thuộc các dự án đầu tư xây dựng nhóm, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt hoặc đề xuất điều chỉnh trên cơ sở lập quy chế quản lý kiến trúc cấp 2 được cấp thẩm quyền phê duyệt.  
- Về chiều cao xây dựng công trình: cần lưu ý thực qui định các bề mặt hạn chế chướng ngại vật của sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, tùy theo định hướng phát triển không gian theo thiết kế đô thị tại từng khu vực, từng tuyến đường và từng địa điểm sẽ được cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét cụ thể. 
Thiết kế đô thị: 
Định hướng và lập thiết kế đô thị dọc tuyến đường ( trục động lực thương mại dịch vụ) và các khu vực sau:  
+ Đường Quốc lộ 1A 
+ Đường Hà Huy Giáp 
+ Đường Hà Huy Giáp song hành 
BẢNG QUY HOẠCH GIAO THÔNG
BẢNG THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG 
STT
Tên đường
Lộ giới
Mặt cắt quy hoạch
Hè phố
Lòng đường
Hè phố
(m)
(m)
(m)
1
Quốc lộ 1A
120
11,5
97
11,5
2
Đường Hà Huy Giáp, Hà Huy Giáp song hành
40
7
26
7
3
Đường TL04, TL10
30
7,5
15
7,5
4
Đường TL02
25
5,0
15
5,0
5
Đường TL01, TL05, TL 07, TL08, TL09, TL11, TL12, TL 16, TL 18, TL19
20
4,75
10,5
4,75
6
Đường TL02’, TL03, TL 13, TL14, TL15, TL17
16
4
8
4
7
Đường TL20, TL20’, TL 21, TL 22, TL23, TL24, TL25, TL 26, TL 27, TL28, TL29, TL30, TL31, TL32, TL33, TL34, TL35
12
2,5
7
2,5

Blog đang xây dựng - Mong nhận được sự chia sẻ từ cộng đồng

giới thiệu bởi news saigon